Thứ ba, ngày 08/10/2024 03:57:01 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Luật Đất đai (sửa đổi): Tạo thuận lợi cho Việt kiều mua nhà


Cập nhật: 4h58' ngày 10/02/2024


  Thứ Sáu, 09/02/2024, 17:41

Theo chuyên gia, nhiều quy định mới, tiến bộ về quyền tiếp cận đất đai của người Việt định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và thu hút kiều hối, tạo nguồn lực phát triển đất nước.

 
 

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, tháng 1.2024. 

Trong đó, Điều 4 quy định về người sử dụng đất đã bổ sung nhóm người gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam (còn gọi là Việt kiều).

Cụ thể, nhóm này sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài (người còn quốc tịch Việt Nam).

Đồng thời, Điều 28 bổ sung quy định: người gốc Việt định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà. 

Luật Đất đai sửa đổi: Tạo thuận lợi cho Việt kiều mua nhà -0
Có khoảng 4 triệu người nước ngoài và Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai. Nguồn: ITN

Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, thu hút kiều hối từ kiều bào ở nước ngoài cho phát triển kinh tế.

Ngoài ra, điều này cũng khắc phục tình trạng Việt kiều đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người thân ở trong nước đứng tên, tuy nhiên người được nhờ đứng tên lại đem bán, gây ra tranh chấp.

Theo ông Nguyễn Anh Quê, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Luật Đất đai mới mở rộng quyền tiếp cận đất đai cho Việt kiều, kỳ vọng sẽ thu hút thêm được một lượng kiều hối. Yếu tố này cùng với các tín hiệu tích cực khác như lãi suất giảm dần, room tín dụng mở rộng... sẽ thúc đẩy sự luân chuyển dòng vốn trên thị trường bất động sản.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng lực lượng Việt kiều có tài sản lớn, có thêm sự tham gia của họ sẽ giúp thị trường bất động sản có động lực tăng trưởng.

Được thông qua trước đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng "chào đón" Việt Kiều có nhu cầu đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước - nghĩa là được kinh doanh bất động sản như công dân trong nước.

Riêng đối với người gốc Việt định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam (không mang quốc tịch Việt Nam), chỉ được kinh doanh bất động sản theo các hình thức như luật hiện hành.

Quy định này đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định theo hướng dẫn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh, thì được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều, đặc biệt là xu thế dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào Việt Nam, kéo theo nhu cầu sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam tăng lên.

Số liệu của câu lạc bộ Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HREC), hiện có trên 10 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trên 200 quốc gia và có khoảng 3,8 triệu người đã đến tuổi nghỉ hưu. Số người có tài sản và nhu cầu về Việt Nam sinh sống rất nhiều. Theo đó, nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam hơn 1 triệu căn hộ và nhu cầu sở hữu nhà ở của Việt kiều lên đến hơn 3 triệu căn hộ.

 
Vũ Quang--ĐBND

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)