Thứ bảy, ngày 21/09/2024 09:44:04 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023


Cập nhật: 4h52' ngày 19/11/2023


 

(Chinhphu.vn) - Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

 
18/11/2023  14:54
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chínhphát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt đề nghị xây dựng các Luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng Luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề căn cơ và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật.

Đối với đề nghị xây dựng "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa", các thành viên Chính phủ quan tâm thảo luận về các nội dung: Xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; về thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng và triển khai đầy đủ các cam kết quốc tế và phù hợp thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát viên chất lượng; tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Về đề nghị xây dựng "Luật Cấp, thoát nước", Chính phủ dành thời gian thảo luận về phát triển cấp, thoát nước đồng bộ, thống nhất, hiệu quả theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cấp, thoát nước; bảo đảm nguồn lực phát triển cấp, thoát nước…

Đối với đề nghị xây dựng "Luật Điện lực (sửa đổi)", các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận các nội dung về: Phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho ý kiến đối với từng nội dung của các đề nghị xây dựng luật; giao việc cho các bộ, ngành chủ trì và các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023- Ảnh 2.

Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết trong 11 tháng năm 2023, Chính phủ đã làm được nhiều việc, nỗ lực đầu tư công sức, nguồn lực xứng tầm đột phá chiến lược; đạt được nhiều tiến bộ: Tổ chức 09 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 40 nội dung. Trong đó có 16 đề nghị xây dựng luật; 14 dự án luật và 10 nội dung khác…

Cho rằng, công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế vẫn còn những hạn chế, nhiệm vụ còn rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị các hồ sơ tài liệu và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoàn thiện các các dự án luật, báo cáo trình Quốc hội bảo đảm tiến độ, chất lượng, trước mắt là các dự án luật, báo cáo trình tại kỳ họp thứ sáu. Những vấn đề vượt thẩm quyền thì khẩn trương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Người đứng đầu Chính phủ cũng giao các bộ, ngành việc hoàn thiện, đẩy nhanh, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

"Các bộ, ngành rà soát các vấn đề, nội dung cần bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 và chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật năm 2024", Thủ tướng yêu cầu. Với những khó khăn, vướng mắc cấp bách đặt ra trong thực tiễn, vừa cần có giải pháp tháo gỡ mang tính chất tình thế, vừa cần sửa đổi các quy định theo hướng căn cơ, lâu dài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình sửa đổi quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; làm rõ cơ chế xử lý, quyết định những vấn đề lớn, có ý kiến khác nhau. Các bộ trưởng, trưởng ngành và các cấp phó dự họp thay phải thống nhất nhận thức, phát ngôn và hành động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, "đã nói phải làm, đã có Nghị quyết phải thực hiện".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo 10 yêu cầu trọng tâm trong việc xây dựng, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, các bộ, ngành phải tăng cường vai trò người đứng đầu, bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật, kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nhiều diễn biến mới, chưa có tiền lệ.

Cùng với đó, các bộ, ngành phải đầu tư công sức, nguồn lực cho công tác thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp; tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa, thể chế hóa các chủ trương mới của Đảng; xây dựng các quy định phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy định phù hợp tình hình thực tiễn.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, nội dung truyền thông liên quan; chú ý lắng nghe ý kiến người dân, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, các đối tượng tác động…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý các bộ, ngành bảo đảm tiến độ trình, nâng cao chất lượng, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản; rà soát, phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường năng lực thực thi cho cấp dưới, đơn giản, cắt giảm hóa thủ tục hành chính, giảm tối thiểu chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, thích ứng với điều kiện mới; kiểm soát thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng, ban hành luật; quan tâm xây dựng quy định thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật.../.--Theo chinhphu.vn

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)