Thứ sáu, ngày 13/12/2024 11:15:58 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’


Cập nhật: 8h32' ngày 26/04/2013


fiogf49gjkf0d

Không đồng tình với quy định chuyển đổi diện tích trồng đất lúa phải có sự chấp thuận của Thủ tướng,Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai Lê Viết Hưng chia sẻ, “nếu một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối”.

Sáng nay, Ủy ban Kinh tế QH phối hợp cùng Bộ TN&MT tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến các đoàn ĐBQH về dự án luật Đất đai sửa đổi.

“Một mét vuông đất cũng phải xin ý kiến Thủ tướng”

Theo dự thảo luật Đất đai (sửa đổi), việc sử dụng đất lúa sẽ được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể, trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng. Quy định này vấp phải sự phản đối của nhiều đại biểu.

332 410x284 Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng

Chính phủ đưa ra nhiều phương án với mục tiêu bảo vệ diện tích đất lúa và đất rừng phòng hộ. Ảnh minh họa: Lê Nhung

Theo Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai Lê Viết Hưng, hầu như quy hoạch sử dụng đất đều đã được Chính phủ phê duyệt. “Chứ một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối”, ông Hưng nói. Ông cho rằng nên quy định rất rõ về quy mô, tính chất dự án cần xin ý kiến Thủ tướng thay vì cào bằng tất cả.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định Nguyễn Thanh Thúy cũng quan ngại, quy định như vậy e sẽ tiếp tục nảy sinh cơ chế xin – cho rất phức tạp.

Ông Lê Mộng Điệp (Khánh Hòa) phân tích, quy trình thủ tục hành chính như vậy chỉ càng tăng thêm phần rắc rối. Mặt khác, xét từ khía cạnh pháp lý cũng cho thấy nhiều điểm bất ổn. Bởi lẽ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâu dài đã được Chính phủ phê duyệt, thông qua. Bây giờ, hễ chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích đất nói trên lại phải xin phép Thủ tướng, nếu Thủ tướng không đồng ý thì khác nào đưa ra một quyết định trái với quy hoạch, kế hoạch. Bởi vậy, ông Điệp kiến nghị nên giao thẩm quyền xem xét cho cấp tỉnh. Hoặc, nếu xét thấy tính cần thiết của vấn đề thì các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đã được HĐND thông qua vẫn có thể báo cáo lên Chính phủ.

Đại diện Sở TN&MT Quảng Bình bổ sung thêm, có lẽ, nên quy định cụ thể hơn, đó là với các loại diện tích đất lúa, đất rừng phòng hộ ngoài quy hoạch thì mới cần thiết phải xin ý kiến của Thủ tướng.

Theo giải trình của ban soạn thảo, quy định “xin ý kiến Thủ tướng” nói trên nhằm mục tiêu bảo vệ nghiêm ngặt an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường. Trong quá trình đưa ra lấy ý kiến nhân dân cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Bởi vậy, ban soạn thảo dự kiến sẽ trình hai phương án.

Phương án một giữ nguyên như quy định trong bản dự thảo xin ý kiến dân. Ngoài ra, sẽ bổ sung thêm phương án, đó là sẽ quy định cụ thể tiêu chí, quy mô và tính chất dự án phải được Quốc hội, Thủ tướng quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bảo lưu quan điểm thu hồi đất để phát triển kinh tế

Sau một thời gian ngắn lấy ý kiến nhân dân, ban soạn thảo dự án luật Đất đai sửa đổi cho hay, đã tiếp thu nhiều góp ý, nhưng cũng xin bảo lưu nhiều nội dung.

Chẳng hạn, về thu hồi đất, ban soạn thảo khẳng định vẫn giữ nguyên quy định cũ về áp dụng cơ chế thu hồi đất để thực hiện các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Không thực hiện cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo phù hợp với chế định về sở hữu đất đai, giúp cho nhà nước chủ động tạo quỹ đất để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Một số nội dung dự kiến sẽ được điều chỉnh, đó là Chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất để khắc phục tình trạng tùy tiện cưỡng chế lâu nay.

Chính phủ cũng sẽ “mạnh tay” hơn với các dự án chậm tiến độ. Cụ thể, với các dự án chậm tiến độ hai năm tính từ khi nhận bàn giao đất thì sẽ phải nộp thuế lũy tiến (nếu không phải nguyên nhân khách quan do thiên tai, dịch bệnh, khủng khoảng kinh tế…). Nếu sau hai năm nộp thuế mà dự án vẫn treo thì sẽ thu hồi lại đất.

Xung quanh vấn đề giá đất, ban soạn thảo khẳng định sẽ giữ nguyên quy định Chính phủ ban hành khung giá các loại đất. Tuy nhiên sẽ bổ sung thêm quy định về việc giao Chính phủ quy định cụ thể mức biến động và thời gian biến động giá đất thị trường để bảo đảm khung giá phù hợp với từng loại đất và theo từng thời gian.

Ngoài ra, Chính phủ dự kiến sẽ bổ sung quy định khi nhà nước thu hồi đất (nếu đủ điều kiện) thì người dân được bồi thường theo mức giá tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Góp ý tại hội nghị, Phó trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh khẳng định, mấu chốt của thu hồi đất phải là công khai minh bạch. Nếu tiền đền bù thu hồi đất không đủ đáp ứng cuộc sống và khiến cho người dân không có cơ hội chọn lựa kế sinh nhai thì chẳng khác nào đẩy họ vào đường cùng.

Dự án luật Đất đai sẽ tiếp tục được hoàn thiện, chỉnh lý trước khi trình tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Theo Vietnamnet

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)