Thứ bảy, ngày 18/01/2025 10:01:01 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?


Cập nhật: 10h26' ngày 01/05/2013


fiogf49gjkf0d

“Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định hiện hành” là ý kiến của UBND tỉnh An Giang, UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa… về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Hà Nội: Kết hôn sau khi đã xác định lại giới tính thì được

Trong ý kiến gửi tới Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế. Đa số đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người đồng tính. UBND thành phố Hà Nội khẳng định: “Luật quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam cũng như mục đích của việc kết hôn”.  

Từ nhận định này, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình “tiếp tục quy định cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính như Luật hiện hành, không can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, không quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong quan hệ chung sống như vợ chồng để đảm bảo sự phù hợp về tâm, sinh lý của các cặp vợ chồng và phong tục, tập quán của người Việt Nam”.

Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội lại cho rằng, việc kết hôn sau khi xác định lại giới tính cần phải được đề cập, bởi pháp luật về dân sự và pháp luật về Hộ tịch đã quy định việc xác định lại giới tính, do vậy pháp luật về Hôn nhân gia đình cần có quy định cụ thể việc kết hôn của người đã được xác định lại giới tính.

Cùng quan điểm với UBND TP Hà Nội, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Kết hôn giữa những người đồng giới có thể xem là một hiện tượng không những không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống gia đình Việt Nam mà còn là hiện tượng phản khoa học, trái ngược với quy luật phát triển bền vững của xã hội do hôn nhân được xác lập trên cơ sở sự kết hôn của người cùng giới tính sẽ không đảm bảo được chức năng của hôn nhân gia đình là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống”. Vì vậy, Sở Tư pháp Thanh Hóa đề nghị tiếp tục duy trì việc cấm kết hôn giữa những người đồng giới.

Mặc dù vậy, Sở Tư pháp Thanh Hóa cũng nhận định, hiện nay tại Việt Nam cộng đồng người đồng tính ngày càng có xu thế mở rộng, cùng với nhu cầu được kết hôn hoặc chung sống với nhau ngày càng tăng lên từ đó làm phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con (con nuôi, con thụ tinh ống nghiệm...). Vì vậy, cần phải có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các quan hệ này bằng cách bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc sống chung của những người đồng giới. Đây cũng là ý kiến của UBND các tỉnh An Giang, Hải Phòng về vấn đề này.

Tòa án các cấp thận trọng với hôn nhân đồng giới

Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên thế giới nhưng đang là vấn đề "nóng" tại Việt Nam. Việc những người có cùng giới tính chung sống như vợ chồng, có các mối quan hệ về tình cảm, tài sản chung, con cái phát sinh đã xảy ra nhiều trên thực tế.

Thận trọng trước vấn đề này, Viện Khoa học xét xử, TANDTC cho biết, đa số ý kiến của TAND các cấp cho rằng cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá toàn diện về loại quan hệ này và cần có đánh giá tác động về mặt xã hội, sau đó mới cân nhắc, xin ý kiến các cơ quan chức năng về việc nên hay không nên đưa vấn đề hôn nhân đồng tính vào Luật Hôn nhân và gia đình.

Lan Phương

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)