Thứ sáu, ngày 08/11/2024 04:05:04 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân


Cập nhật: 4h51' ngày 29/10/2024


 28/10/2024 | 18:14

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Đầu cơ, thổi giá, đẩy giá làm giá nhà đất tăng cao

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nâng cao điều kiện sống của người dân.

avatar
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh những kết quả đạt được, thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, các ĐBQH cũng chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập đã thấy rõ trong thực tế.

Trong đó, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu thực trạng thời gian qua giá nhà đất tại một số thành phố lớn tăng rất cao, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã khiến cho thị trường bất động sản vừa mới phục hồi thì lại xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

dbqh-nguyen-thi-thuy-bac-kan-2.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy chỉ rõ, trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa phục hồi hoàn toàn, nhiều dự án bất động sản, dự án nhà ở đang còn ách tắc, người dân, doanh nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn, mà giá nhà ở lại tăng đột biến như thời gian qua và tăng ở các khu vực không có dự án mới là bất bình thường. Đại biểu cũng dẫn thông tin từ lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, tình trạng “đầu cơ, thổi giá, đẩy giá” đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua.

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), giá bất động sản tăng cao như vừa qua có nguyên nhân do người mua nhà không chỉ để ở mà còn là một kênh tích lũy tài sản, vì tiền bỏ vào mua bất động sản sẽ không bị mất đi mà giá nhà tăng lên nên lượng tiền này sẽ tăng lên. Do tích lũy được tiền nên người dân sẽ dồn vào mua bất động sản, tạo ra một vòng xoáy “giá càng tăng thì càng có nhiều người mua, càng nhiều người mua thì giá lại càng tăng”, đẩy đầu cơ bất động sản tăng lên, dòng tiền sẽ hút vào lĩnh vực bất động sản, không còn tiền chảy vào những lĩnh vực kinh doanh khác.

dbqh-hoang-van-cuong-ha-noi.jpg
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ, các lực lượng thị trường đã tranh thủ tìm cách đẩy giá bất động sản lên cao để kiếm lời. Đó là lực lượng môi giới thì tung tin để đẩy giá, những người đấu giá thì cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên. Các doanh nghiệp lớn đưa bất động sản ra thị trường thì bán với mức giá cao và dư luận cho rằng có hay không các doanh nghiệp bắt tay nhau cố tình đưa giá cao để thiết lập một mặt bằng giá mới, làm đẩy giá thị trường tăng lên?

Nhiều đại biểu cũng đồng tình với đánh giá tại Báo cáo kết quả giám sát là “cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, mất cân đối cung - cầu, chủ yếu hướng tới phân khúc cao cấp và cho mục tiêu đầu tư tài chính, thiếu sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân trong khi nhu cầu của người dân lớn. Nguồn cung chủ yếu từ các dự án triển khai trong giai đoạn trước đó, rất ít dự án mới. Một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Quyết liệt ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, tháo gỡ vướng mắc cho dự án bất động sản

Tình trạng đầu cơ, thổi giá, đẩy giá đang dẫn tới nhiều hệ lụy, nhiều người dân cần nhà ở thực sự thì rất khó mua được, trong khi đó không ít người có tiền đang găm vào đất với hy vọng tìm kiếm lợi nhuận và doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như chi phí sản xuất kinh doanh đang bị đội lên nhiều lần đi theo kết quả đấu giá đất.

 

Nhấn mạnh những hệ luỵ nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị, Chính phủ tiếp tục có chính sách ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để khuyến khích doanh nghiệp phát triển phân khúc nhà ở thương mại phù hợp với túi tiền của phần đông người lao động. Chính phủ quyết liệt chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhà ở hiện nay và nếu thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn thì báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc trong các dự án này. "Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, nếu như tháo gỡ được sẽ đưa vào thị trường thêm vài nghìn căn hộ, làm giảm giá của bất động sản hiện nay", đại biểu cho biết.

dbqh-trinh-xuan-an-dong-nai-2.jpg
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm này, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, phân khúc nhà ở từ 2,5 tỷ đồng trở xuống phù hợp với sức mua của người dân hiện nay nên cần được quan tâm và có những chính sách tập trung phát triển phân khúc này. “Nếu không xác định rõ phân khúc nhà đất nào phù hợp với sức mua, khả năng thuê, thuê mua của người dân thì giải pháp sẽ dàn trải mãi. Chúng ta phải rất rõ câu chuyện này”, đại biểu nhấn mạnh.

Về các giải pháp tài chính cần thực hiện để góp phần ổn định thị trường bất động sản, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Chính phủ cần thực hiện ngay Điều 31 của Luật Giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường; đồng thời, đưa hàng hóa bất động sản của các doanh nghiệp bán ra lần đầu trên thị trường thứ cấp thuộc đối tượng phải kê khai giá. Theo đại biểu, việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế, điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao bất thường…

Thực tế, tại Báo cáo của Đoàn giám sát đã đưa ra danh mục những tồn tại, hạn chế của chính sách, pháp luật trong quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội đã được nhận diện, được điều chỉnh tại các luật, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã ban hành, cũng như những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ.

dbqh-dang-bich-ngoc-hoa-binh-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
 

Đánh giá cao việc Đoàn giám sát đã xác định rất rõ những điểm nghẽn đang cần được tháo gỡ trong thời gian tới, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) đề nghị, phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững thị trường bất động sản và nhà ở xã hội.

Cũng về xử lý dứt điểm với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, bị đình trệ, đại biểu Trịnh Xuân An nhất trí cao với yêu cầu được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết về “hướng dẫn rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực thi pháp luật. Theo đại biểu, việc sai phạm có thể do nhận thức, kể cả sai phạm của doanh nghiệp và có cả những thiếu sót của chính quyền. Do đó, sai phạm nào của doanh nghiệp thì chúng ta phải xử lý nhanh, phải xử lý dứt điểm để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh, những gì thiếu sót của chính quyền thì phải làm ngay, phải xử lý ngay để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)