Công điện của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.
Công điện gửi: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Phước, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh nêu:
Căn cứ Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho 34 nhiệm vụ, dự án với tổng số vốn là 33.156,987 tỷ đồng (bằng với số vốn Quốc hội quyết nghị). Đồng thời, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 06 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và giao vốn kế hoạch năm 2024 để thực hiện nhiệm vụ, dự án (các bộ, cơ quan trung ương gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các địa phương gồm: Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng).
Để bảo đảm kịp thời phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ sau:
1. Đối với những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Thái Bình khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm điều kiện bố trí kế hoạch vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công, đề xuất bổ sung kế hoạch vốn năm 2024, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; sau thời hạn này, trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương, các dự án có đủ điều kiện theo quy định.
2. Đối với những dự án dự kiến sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 nhưng chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư:
Các bộ, địa phương: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục, mức vốn tại các văn bản: số 1303/TTg-KTTH ngày 06 tháng 12 năm 2023 và số 167/TTg-KTTH ngày 06 tháng 12 năm 2023 theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội, gửi danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 theo quy định; sau thời hạn này, trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương, các dự án có đủ điều kiện theo quy định.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trước ngày 20 tháng 4 năm 2024 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, giao kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại điểm 1, điểm 2 nêu trên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Công điện này và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp tiếp tục chậm trễ trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Chỉ thị nêu rõ, do ảnh hưởng của El Nino, từ đầu năm đến nay lượng mưa ở nhiều vùng trên cả nước bị thiếu hụt, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè; nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm; mùa lũ ở Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà có thể thiếu hụt 30-40% so với trung bình nhiều năm; nguy cơ tiếp tục xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.
Chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
Để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng các Bộ và Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi sát tình hình, tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương: Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
Tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Không để người dân thiếu nước sinh hoạt
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.
Chủ động nạo vét các kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; rà soát, đánh giá khả năng lấy nước các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước và gia tăng xâm nhập mặn để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp.
Bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt.
Triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn
Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.
Chỉ đạo vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước; hiện đại hóa, vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi, chống thất thoát, lãng phí nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương rà soát, đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hạ thấp mực nước trên các tuyến sông liên tỉnh đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi để có giải pháp khắc phục, bảo đảm hoạt động của công trình thủy lợi.
Tổng hợp, báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan rà soát, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.
Theo dõi, dự báo sớm, đảm bảo độ tin cậy về tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chỉ đạo theo dõi, dự báo sớm, đảm bảo độ tin cậy về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin cho các địa phương và cơ quan có liên quan để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, phát điện.
Phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng vật liệu tận thu khi nạo vét kênh mương, hồ chứa nước, tạo điều kiện tăng cường xã hội hóa tham gia thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ thủy điện chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có liên quan xây dựng phương án vận hành các hồ chứa thủy điện và huy động điện phù hợp từ các nhà máy thủy điện để bảo đảm nước sinh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng nước khác, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn nước cho phát điện.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan truyền thông và các địa phương tăng cường phổ biến, hướng dẫn cho người dân các biện pháp bảo vệ sức khỏe, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó nguy cơ thiếu nước sinh hoạt theo lĩnh vực được phân công; chủ động phối hợp với các địa phương và cơ quan có liên quan nghiên cứu, triển khai phương án để từng bước chủ động cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn hàng năm.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan kịp thời tổng hợp, tìm nguồn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định.
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng tiết kiệm điện, nước và tạo ra sức mạnh của toàn dân trong phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, ngày 01/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
Nội dung Thư của Thủ tướng như sau:
Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, là lễ hội lớn nhất trong năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khởi đầu năm mới với niềm tin, khát vọng, cầu chúc cho sự tốt đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc; cũng là dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính với tổ tiên.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian qua, đồng bào dân tộc Khmer đã luôn tin tưởng và nghiêm túc tuân thủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chung sức, đồng lòng với Nhân dân cả nước đóng góp tích cực vào những thành tựu, kết quả to lớn, toàn diện của đất nước trên mọi mặt; vùng đồng bào dân tộc Khmer có bước phát triển mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao.
Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo sát sao; việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo được coi là nhiệm vụ chính trị, chuyên môn quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường phát huy các giá trị tích cực, nhân văn của đồng bào các dân tộc. Từ năm 2018 đến nay, công tác dân tộc được chú trọng đẩy mạnh triển khai với nhiều chủ trương, chính sách lớn, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; đặc biệt Ban Bí thư đã ban hành riêng Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2018 để tăng cường chỉ đạo công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo gắn liền với các chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cần chủ động, linh hoạt, tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn, chú trọng quan tâm các đối tượng chính sách, người có công và thân nhân người có công với cách mạng, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, các vị chức sắc trong đồng bào dân tộc Khmer.
Năm 2024 là năm tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV, sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng để tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc định kỳ 10 năm; khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc cũng như những đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo động lực phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và sự phát triển bền vững đất nước.
Với ý nghĩa đó, tôi tin tưởng rằng, Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 sẽ mang đến niềm tin và hy vọng, tạo không khí phấn khởi và động lực mới; tin tưởng rằng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer sẽ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết và những giá trị tốt đẹp, ý chí tự lực, tự cường; đề cao phẩm giá, trí tuệ và khai mở sức sáng tạo của mỗi cá nhân để chung sức, đồng lòng cùng đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer đón tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Một lần nữa, tôi xin chúc đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng dân tộc Khmer sức khỏe, an lành, hạnh phúc và thành công.
Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 1/4/2024 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024.
Thông báo nêu: Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, nổi bật là: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Kết luận số 70-KL/TW ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã vào các năm 1996, 2003, 2012 và 2023. Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, đã thể chế hóa đầy đủ 08 nhóm chính sách theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó có nhiều điểm mới về hoàn thiện các quy định về bản chất hợp tác xã, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản, phát huy các giá trị tốt đẹp của mô hình hợp tác xã; loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; mở rộng loại hình tổ chức kinh tế tập thể, hoàn thiện quy định về tổ chức đại diện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể; đưa ra các tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách hướng đến phát huy bản chất tốt đẹp của mô hình hợp tác xã. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cơ sở chính trị, pháp lý để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã tương đối đầy đủ và đã xác định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã đối với phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và trong cơ cấu nền kinh tế của đất nước.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có nhiều bước phát triển và đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ.
Cụ thể, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có sự thống nhất chung trong chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, thể hiện qua các Nghị quyết, Kết luận, Chiến lược, Kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành đồng bộ, thống nhất; từ đó nhận thức chung trong xã hội về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được nâng lên.
Thể chế, cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nhu cầu hỗ trợ, trình độ phát triển của các hợp tác xã và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, trong đó có các chính sách hỗ trợ riêng và nội dung lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển của các ngành, lĩnh vực, qua đó đã thúc đẩy huy động nguồn lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được hỗ trợ về nhiều mặt
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được hỗ trợ về nhiều mặt (đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ; tiếp cận vốn; đầu tư kết cấu hạ tầng...). Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 đã có khoảng 2,6 nghìn hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ về phát triển kết cấu hạ tầng với kinh phí hơn 2,8 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2023, có 11 tỉnh, thành phố triển khai hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau với tổng kinh phí khoảng 250 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang thực hiện dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã với tổng mức đầu tư khoảng 440 tỷ đổng.
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã khắc phục được một phần tình trạng yếu kém kéo dài, từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế của thành viên và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hợp tác xã đã cơ bản chuyển đổi sang mô hình kiểu mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tính liên kết giữa các thành viên trong tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã được tăng cường theo hướng cộng đồng, tương trợ để cùng phát triển, đồng thời, hợp tác giữa thành phần kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác được mở rộng.
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp gần 4% GDP
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vừa đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế (theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp gần 4% GDP), vừa đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế hộ thành viên, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình (hiện đang chiếm khoảng 30% GDP cả nước). Ở nhiều địa phương như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau... nhiều hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn phục vụ chế biến, xuất khẩu.
Các sản phẩm của các hợp tác xã ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cả nước có trên 5,3 nghìn chủ thể, trong đó có 38,1% là từ các hợp tác xã.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những kết quả đáng ghi nhận của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã đạt được thời gian qua; đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, ngày càng chủ động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là những cơ quan nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, không gian, dư địa và mục tiêu, yêu cầu từ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm; năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa có nhiều hợp tác xã thật sự hiệu quả, có khả năng lan tỏa; còn một số hợp tác xã được thành lập mang tính hình thức, trông chờ hỗ trợ từ Nhà nước.
Trình độ cán bộ quản lý của các hợp tác xã nhìn chung còn nhiều hạn chế. Đến năm 2023, số cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình độ sơ, trung cấp mới chiếm gần 36%, trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 23%.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực bảo đảm thực hiện, thậm chí không khả thi; các chính sách về đất đai, tín dụng, hỗ trợ xây dựng hạ tầng… ít được thực hiện; tiếp cận tín dụng còn khó khăn (theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 6 năm 2023, tổng dư nợ tín dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ đạt gần 6,3 nghìn tỷ đồng); chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ở mức rất thấp (trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2021, chỉ có 2,6 nghìn hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ với kinh phí khoảng 255 tỷ đồng).
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nói trên có cả nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm, thiếu quyết liệt, tư duy huy động, đầu tư nguồn lực chưa sát thực tế, chưa đúng yêu cầu và chưa phù hợp với sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; trong tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời rà soát, có biện pháp để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn.
Phương hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả, nền kinh tế có độ mở lớn. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo, nhất là về mặt kinh tế.
Mục tiêu cụ thể phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Đến năm 2030 cả nước có khoảng 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1,7 nghìn hợp tác xã thành viên. Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Đến năm 2045, bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết.
Chuyển đổi mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã một cách linh hoạt
Quan điểm chỉ đạo đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác là quán triệt, bám sát chủ trương của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển; phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo; trên cơ sở thực tiễn để rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách, huy động, bổ sung nguồn lực phù hợp; đối với những vấn đề "đã chín, đã rõ", được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình, ủng hộ thì tiếp tục thực hiện, nhân rộng; những vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau, làm chưa có hiệu quả thực chất thì cần thận trọng, vừa làm vừa thí điểm, rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, không chủ quan trước những biến động của tình hình thực tế.
Hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã đổi mới toàn diện
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phải tự chủ động vượt qua những rào cản và vướng mắc mang tính cố hữu để vươn lên; chuyển biến mạnh mẽ về cả tư duy, nhận thức và hành động, có tầm nhìn xa, chiến lược, tổ chức thực hiện bao trùm, tổng quát; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ hiện đại; phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển cả số lượng và chất lượng các thành viên, lực lượng lao động tham gia; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động. Thành lập hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực (không chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải), khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, dư địa phù hợp với tình hình thực tế của từng lĩnh vực, địa phương. Chuyển đổi mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực; huy động mọi nguồn lực, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vươn lên cùng với các khu vực kinh tế khác.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã phải đổi mới toàn diện theo hướng bảo đảm yêu cầu đơn giản, thông thoáng và công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả, dễ tiếp cận và có tính kế thừa, chuyển tiếp, tránh những xáo trộn, gây khó khăn; có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hỗ trợ phải theo hướng tiếp cận các nguyên tắc thị trường, bảo đảm công bằng, bình đẳng, dân chủ giữa các hợp tác xã và tạo cơ hội, động lực cho các hợp tác xã tự lực vươn lên.
Đồng thời, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới là quá trình diễn ra không ngừng nghỉ, không có điểm dừng, đòi hỏi tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, tránh tư tưởng hình thức, nói không đi đôi với làm; làm phải có trọng tâm, trọng điểm, dễ làm trước, khó làm sau, làm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp để đem lại những kết quả thiết thực.
Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, đòi hỏi sự tham gia, chung sức của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh tế tập thể và người dân; cần có sự quan tâm, sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực phù hợp; tổ chức thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng, xử lý trường hợp có sai phạm.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển là sớm xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2023 đồng bộ và thống nhất về thời gian áp dụng với Luật Hợp tác xã năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024):
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định (Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Nghị định quy định về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã); ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã (trước tháng 7 năm 2024); tích cực hoàn thiện Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2026 - 2030.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các quy định đối với hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã nhằm hỗ trợ người lao động, thành viên hợp tác xã, góp phần xóa bỏ "tín dụng đen" ở nông thôn; nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 về gói tín dụng dành riêng cho khu vực kinh tế tập thể.
Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp; hoàn thiện các quy định về thuế phí trong đó ưu tiên hỗ trợ phù hợp cho đối tượng hợp tác xã.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với quy định của Luật Hợp tác xã năm 2023 và theo định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, trong đó phải cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ đất đai cho hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Luật Hợp tác xã năm 2023, tạo điều kiện tiếp cận đất đai tốt hơn.
Các tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp đã ban hành, trường hợp không còn phù hợp phải kịp thời sửa đổi, thay thế; các tỉnh, thành phố chưa ban hành phải ban hành chính sách và dành nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; không trông chờ, ỷ lại. Nhiều mô hình tại các địa phương trong nước và trên thế giới đã thành công cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, tổ chức liên kết phát huy trí tuệ tập thể, cộng đồng trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu lực, nguồn lực của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền kinh tế của đất nước.
Các Bộ liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù trong huy động và sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ hợp tác xã và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách...
Các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp, hỗ trợ các địa phương và các hợp tác xã xây dựng, phát triển hợp tác xã trên tinh thần đoàn kết, đồng lòng và hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu chung của các thành viên và của hợp tác xã; xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt hợp tác xã được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức về kinh tế, tài chính, kinh doanh và các kỹ năng quản lý, quản trị hợp tác xã.
Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vượt qua thách thức, phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và bao trùm.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Vì vậy, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng phải phát triển theo hướng tự lực, tự cường gắn với tăng cường liên kết giữa các thành viên, giữa khu vực kinh tế tập thể với các khu vực kinh tế khác và mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Chính phủ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước...
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.
Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.
Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.
Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030, trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW; tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW.
Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030: Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW.
Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030
Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.
Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.
Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:
Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.
Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.
Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực
Kế hoạch cũng nêu cụ thể danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng.
Khối lượng "lưới điện dự phòng phát sinh các đường dây và trạm biến áp" được phép sử dụng để:
(i) Triển khai các dự án lưới điện truyền tải xây dựng mới hoặc các công trình đầu tư bổ sung mới để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, khả năng điều khiển và vận hành hệ thống điện trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa có danh mục cụ thể tại Quyết định số 500/QĐ-TTg.
(ii) Đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện nhập khẩu (từ Lào, Trung Quốc...) vào hệ thống điện Việt Nam.
(iii) Đấu nối đồng bộ (cấp điện áp 220 kV trở lên) các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với hệ thống điện quốc gia.
Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất khi triển khai các dự án cụ thể.
Phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo
Về Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo, cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã.
Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân.
Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng
Về kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:
Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ có vị trí tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.
Quy mô của Trung tâm này điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.
Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có vị trí tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.
Trung tâm này có quy mô điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000 MW.
Giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho 1 Bộ và 8 địa phương để thực hiện 03 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải và 08 địa phương để thực hiện 03 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15.
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải 2.571 tỷ đồng và Ủy ban nhân dân 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng với tổng vốn là 3.887 tỷ đồng để thực hiện 03 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng căn cứ dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 được giao quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, đúng mục đích, hiệu quả.
Thời gian thực hiện giải ngân số vốn được giao bổ sung thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.
Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương trên chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án bảo đảm đúng quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Xây dựng Nghị định sửa đổi quy định về quản lý hoạt động hàng hải
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2127/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
Thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định theo khoản 2 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2024. Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Ngoại giao nghiên cứu, thống nhất tên gọi của Nghị định phù hợp với phạm vi điều chỉnh, nội dung sửa đổi, bổ sung; đánh giá kỹ lưỡng tác động chính sách quy định về công tác quản lý tàu lặn và quản lý tuyến vận tải cố định đối với các hãng tàu nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam.
Khi Nghị định phát sinh nội dung quy định thuộc trường hợp tại khoản 3, Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư pháp xác định rõ nội dung và căn cứ, báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026.
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 – 2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu triển khai.
Đồng thời, đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp, tập trung ưu tiên huy động vốn nước ngoài cho các dự án lớn, quan trọng có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 (*)
Quyết định nêu rõ, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 676.057 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 659.934 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 372.900 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 287.034 tỷ đồng; vay về cho vay lại: khoảng 16.123 tỷ đồng.
Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ: (i) phát hành trái phiếu Chính phủ (ii) vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và (iii) trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Trả nợ của Chính phủ khoảng 453.990 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 395.874 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 58.116 tỷ đồng.
Về vay được Chính phủ bảo lãnh
Quyết định nêu rõ, mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 1.160 tỷ đồng, bằng mức trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 2024. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: Không phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trong năm 2024.
Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2024 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ.
Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương
Quyết định nêu rõ, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác khoảng 30.619 tỷ đồng.
Trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 6.993 tỷ đồng, gồm chi trả gốc khoảng 4.119 tỷ đồng và chi trả lãi khoảng 2.874 tỷ đồng.
Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh năm 2024: Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả khoảng 6.599 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18 - 20% so với dư nợ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023. (**)
Quyết định nêu rõ, Kế hoạch vay, trả nợ năm 2024 thực hiện trong các mức tối đa nêu tại (*) và (**); trường hợp phát sinh nhu cầu vượt mức tối đa nêu trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch.
Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2024 - 2026
Theo Quyết định, về vay, trả nợ của Chính phủ, tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2024 - 2026 tối đa khoảng 1.862,2 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.818,3 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 43,9 nghìn tỷ đồng.
Tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 1.102,8 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 976,4 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 126,4 nghìn tỷ đồng.
Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Về hạn mức bảo lãnh Chính phủ
Quyết định nêu rõ, đối với bảo lãnh cho 02 ngân hàng chính sách phát hành trái phiếu: mức bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 8.620 tỷ đồng, mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 11.590 tỷ đồng; bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong giai đoạn 2024 - 2026.
Quán triệt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức rút vốn không vượt quá nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.
Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, Quyết định nêu rõ, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù của một số địa phương và Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.
Bộ Tài chính nghiên cứu các phương thức huy động vốn vay mới, đảm bảo huy động đủ vốn vay cho đầu tư phát triển, đáp ứng các dự án lớn về hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu, cam kết phát thải ròng về 0, chuyển đổi số đồng thời kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn trần, ngưỡng cảnh báo giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động điều hành khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ theo nhu cầu và khả năng hấp thụ của thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách trung ương với lãi suất phù hợp điều kiện thị trường. Phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, đảm bảo kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân theo mục tiêu đề ra của Quốc hội.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2024 căn cứ quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, Quyết định này và đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt; chủ trì quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp diễn biến tiêu cực./.
Theo chinhphu.vn