Thứ bảy, ngày 18/01/2025 09:04:53 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Tránh chồng chéo, trùng lắp để bảo đảm tính đồng bộ trong quy hoạch


Cập nhật: 6h8' ngày 09/12/2024


 08/12/2024 | 07:18

Thảo luận một số nội dung của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá mỗi loại quy hoạch có chức năng khác nhau, do đó, để tránh trùng lắp hoặc chồng chéo, công tác quy hoạch cần được phân định rõ ràng để bảo đảm tính đồng bộ trong quy hoạch.

Bổ sung điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo luật

Góp ý về tỷ lệ quy hoạch phân khu tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 dự thảo luật đang quy định 2 tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/2.000, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng theo Luật Nhà ở năm 2023, Luật Đất đai năm 2024 thì một trong các điều kiện để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là có quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ đó dẫn đến tại các khu vực thành phố đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 sẽ không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đất đai được.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường. Ảnh: P.V
ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường. Ảnh: P.V

"Để bảo đảm thống nhất giữa các Luật Nhà ở, Luật Đất đai với lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, tôi kiến nghị cần bổ sung một khoản tại Điều 65 quy định chuyển tiếp để xử lý đối với các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 được phép tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 được phép lập lại quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai đề xuất.

 

Về quy hoạch chung xây dựng vùng huyện, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho biết, theo Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng thì quy hoạch chung xây dựng gồm 3 loại, đó là quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; quy hoạch xây dựng khu chức năng. Dự thảo luật trình không còn quy hoạch vùng huyện, quản lý các huyện được thay bằng quy hoạch chung huyện và có điều khoản chuyển tiếp, quy hoạch đã được phê duyệt trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực thi hành của quy hoạch. Theo phân tích của đại biểu, quy định như vậy là chưa đầy đủ bởi khi không còn quy hoạch xây dựng vùng huyện nữa thì các hoạt động điều chỉnh quy hoạch khi có sự tác động từ các quy hoạch cấp cao hơn là quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành sẽ không có hành lang pháp lý để thực hiện.

"Tôi đề nghị bổ sung một điều khoản chuyển tiếp theo hướng việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đã được phê duyệt trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định như việc điều chỉnh quy hoạch chung huyện", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai nêu quan điểm.

Liên quan đến quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị và nông thôn, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai chỉ rõ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 không có quy định về quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị. Theo đó, nội dung quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch xây dựng kiến trúc được quy định cùng với nhiều hoạt động hành nghề xây dựng khác, như quản lý dự án, giám sát, kiểm định tại Luật Xây dựng năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2019 nội dung quản lý hoạt động hành nghề kiến trúc đã được đưa sang Luật Kiến trúc để bảo đảm quản lý hoạt động hành nghề theo luật quản lý lĩnh vực. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch xây dựng tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, như vậy sẽ đảm bảo hoạt động hành nghề kiến trúc được quản lý bởi Luật Kiến trúc; hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị và nông thôn được quản lý bởi Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

"Các hoạt động quản lý hành nghề còn lại của ngành xây dựng sẽ được quản lý bởi Luật Xây dựng để bảo đảm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện đúng các quy định", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai kiến nghị.

 

Tránh chồng chéo giữa các quy hoạch

Theo phân tích của ĐBQH Hoàng Văn Cường, bên cạnh quy hoạch tỉnh cần phải có quy hoạch chung bởi mỗi loại quy hoạch có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng thời gian qua 2 loại quy hoạch này còn đang có sự trùng nhau. Vì vậy, trong luật lần này phải phân định để tránh sự trùng lắp chứ không phải không có quy hoạch chung. Về nguyên nhân trùng nhau, đại biểu cho rằng do trước đây chưa quy hoạch tỉnh mà ở phạm vi tỉnh chỉ có quyền chung. Do vậy, quy hoạch chung lần này cần thực hiện chức năng định hướng phát triển cho tất cả các ngành, lĩnh vực, sau đó còn có quy hoạch chi tiết của từng ngành và lĩnh vực nêu trên.

Cũng theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, hiện trên địa bàn tỉnh có quy hoạch tỉnh rồi và quy hoạch tỉnh có chức năng định hướng phát triển, còn lại không có quy hoạch của các ngành, các lĩnh vực khác. Vì vậy, bây giờ quy hoạch chung lại phải thực hiện chức năng cụ thể hóa định hướng của huyện, tỉnh và phải thay thế cho nhiều các lĩnh vực mà quy hoạch ngành không có. Bên cạnh đó, ĐBQH Hoàng Văn Cường cũng đánh giá cao việc gộp các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ ở trên phạm vi của quy hoạch chung, để tránh tình trạng chồng chéo. Tuy nhiên, trong Điều 34 dự thảo luật vẫn quy định có 4 loại quy hoạch hạ tầng kỹ thuật gồm có quy hoạch về cao độ nền và thoát nước, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp nước và quy hoạch chất thải rắn, nghĩa trang. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu quy định thế này thì các lĩnh vực khác như viễn thông, năng lượng, thủy lợi... sẽ phát triển ở đâu?

"Do vậy, tôi cho rằng đối với Điều 34 chúng ta nên gộp các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vào một, bao gồm tất cả 4 lĩnh vực trên đã nói, đồng thời phải thêm cả vấn đề về điện, về hạ tầng, viễn thông, riêng quy hoạch chất thải rắn và nghĩa trang thì tách riêng", ĐBQH Hoàng Văn Cường đề xuất.

 

Riêng ĐBQH Nguyễn Trúc Anh lại quan tâm đến cấp độ quy hoạch. Theo đó, quy hoạch của chúng ta mới chỉ có quy hoạch đô thị và nông thôn. Thế nhưng trên thực tế tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phát sinh vấn đề mới như quy hoạch điểm dân cư dọc sông, dọc trục, đại đô thị... Đại biểu đề xuất những khoảng trống đó cần phải được tính toán, nghiên cứu bởi tới đây chúng ta làm đường sắt, TOD hay những đô thị hình thành dọc trục đường sắt thì phải có một điều khoản mở để Chính phủ yêu cầu các đơn vị thực hiện.

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)