Thứ sáu, ngày 04/04/2025 05:08:20 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp


Cập nhật: 12h27' ngày 24/03/2025


 24/03/2025 | 08:36

Sáng 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và dự thảo Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là phiên họp thứ hai của Đảng ủy Quốc hội về nội dung này, sau phiên họp đầu tiên vào ngày 17.3.2025.

dbnd_br_bbi-thu1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự phiên họp có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng...

Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.

Phát biểu tại phiên họp, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

dbnd_br_bbi-thu5.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
 

"Tính chất, nội dung công việc hệ trọng, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Yêu cầu phải thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học và hiệu quả, đòi hỏi quy trình, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, trên cơ sở tính đổi mới, tư duy đột phá. Về cơ chế: bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo quy định, việc lấy ý kiến Nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ diễn ra trong 1 tháng. Việc tổng hợp ý kiến dự kiến được tiến hành trong 5 ngày. Các công việc này dự kiến sẽ được triển khai trong tháng 5, tháng 6.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết các cơ quan liên quan họp liên tục để bảo đảm các nội dung đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì sẽ tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

 
dbnd_br_bbi-thu2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp ngay sau phiên họp ngày 17.3 của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, đã chủ trì, phối hợp rất khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Đề án tập trung ở 6 nhóm vấn đề, dự thảo Báo cáo đã tập trung rà soát 58 văn bản của Đảng, 12 điều khoản của Hiến pháp năm 2013 và 421 văn bản pháp luật.

Dự thảo Đề án gồm 9 loại tài liệu, dự thảo Báo cáo rõ các phương án đề xuất và hệ thống 3 phụ lục. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, "đến thời điểm này, dự thảo Đề án và dự thảo Báo cáo được xây dựng rất công phu, bài bản. Sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã trách nhiệm hơn, ý kiến gửi về đủ, chủ động, bảo đảm tiến độ. Đến nay, đã có 16 cơ quan, tổ chức gửi lại ý kiến và đều tán thành với nội dung cơ bản của Đề án. Việc tiếp thu, giải trình kỹ, bước đầu có thể yên tâm hơn".

dbnd_br_bbi-thu4.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
 

Tại phiên họp, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội đã nghe đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trình bày tóm tắt dự thảo Tờ trình Đề án, dự thảo Báo cáo. Các Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, và các đại biểu đại diện của các ban đảng, Đảng ủy các cơ quan, bộ, ngành đã tập trung cho ý kiến đối với các nội dung của dự thảo Tờ trình Đề án, dự thảo Báo cáo và các vấn đề liên quan.

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)