Thứ tư, ngày 16/04/2025 11:49:48 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.2025


Cập nhật: 5h14' ngày 14/04/2025


 13/04/2025 | 09:05

Sáng 13.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì thể chế là nguồn lực, động lực của sự phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển; thể chế là điểm nghẽn lớn nhất, song cũng dễ tháo gỡ nhất, chuyển từ điểm nghẽn sang lợi thế cạnh tranh…

Chính phủ đã giao trực tiếp cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

 
vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu quả hơn theo hướng giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đổi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận. Trong đó, làm rõ những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao?; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao?; những nội dung bổ sung, vì sao?; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao?; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Việc xây dựng luật được tiến hành đồng bộ với xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư, các quyết định của Chính phủ để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

 
vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-4.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trình bày báo cáo. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết - nhiều nhất từ trước tới nay. Thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, công sức, nguồn lực để trình Quốc hội các dự án luật, nghị quyết đảm bảo đúng quy trình, thời gian, chất lượng. Trong đó, trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ để tháo gỡ các điểm nghẽn, cởi trói cho chính mình, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật phải thông thoáng để cùng với hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh để thúc đẩy phát triển đất nước…

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-5.jpg
Lãnh đạo Chính phủ và các trưởng ngành dự phiên họp. Ảnh: Dương Giang -TTXVN
 

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến xây dựng: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội...

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)